ENFJ là một trong 16 nhóm tính cách theo trắc nghiệm MBTI. Đặc điểm chính của nhóm ENFJ là khả năng đồng cảm sâu sắc, năng lực lãnh đạo tự nhiên và lòng nhiệt huyết trong việc giúp đỡ người khác. Vậy làm sao để biết bạn có thuộc nhóm tính cách này hay không? Hãy theo dõi bài viết để biết thêm về nhóm ENFJ tính cách nhé!
ENFJ là gì?
Nhóm tính cách ENFJ (hay còn gọi là Người chỉ dạy/Người cho đi) có năng lực ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác qua lời nói và hành động. Những người thuộc nhóm tính cách ENFJ có tham vọng mạnh mẽ nhưng họ luôn đặt lợi ích chung lên hàng đầu.
Một đặc điểm nổi bật của các ENFJ là khả năng đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc, nhờ đó họ rất thành công khi làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến con người.
ENFJ là viết tắt của 4 chữ cái sau:
- E (Extraversion)- Hướng ngoại: Bạn thích giao tiếp, xã giao với mọi người xung quanh. Bạn có nhiều bạn bè và mang một năng lượng thân thiện, dễ gần.
- N (iNtuition) – Trực giác: Bạn thích suy nghĩ về ý nghĩa, những khả năng và tương lai hơn là sự việc và hiện tại.
- F (Feeling) – Cảm xúc: Bạn quyết định theo cảm xúc, suy nghĩ chủ quan hơn là dựa trên lý trí và khách quan.
- J (Judgement) – Nguyên tắc: Bạn thích việc làm theo kế hoạch, quy tắc có sẵn thay vì tự xây dựng quy tắc riêng.
Xem thêm: INFJ – “Người che chở”: Khám phá con đường sự nghiệp lý tưởng
Đặc điểm tính cách của ENFJ
ENFJ được biết đến với tính cách hướng ngoại, luôn lắng nghe và quan tâm đến người khác. Vì vậy, họ thường có vai trò truyền cảm hứng và lãnh đạo trong cộng đồng. Các ENFJ giỏi trong việc tạo ra bầu không khí hòa hợp và tích cực.
Đối nhân xử thế
Các ENFJ sở hữu kỹ năng giao tiếp, ứng xử vô cùng khéo léo. Họ biết quan tâm, lắng nghe người khác và giúp họ đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề. Các ENFJ có khả năng truyền cảm hứng đến mọi người xung quanh.
“Đi guốc trong bụng”
Các ENFJ có khả năng nắm bắt tâm lý tốt. Họ có thể hiểu người khác đang suy nghĩ đến điều gì như đang “đi guốc trong bụng”. Điều này giúp họ dễ dàng khiến người khác làm theo ý mình.
Thương người hơn thương mình
ENFJ luôn muốn được giúp đỡ người khác. Đôi khi họ sẵn sàng đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của chính mình. Họ là những người trung thành, đáng tin cậy trong các mối quan hệ.
Đầu E nhưng là “E” trong “E dè”
Tuy cùng có tính cách hướng ngoại nhưng ENFJ có phần hơi e ngại hơn so với những nhóm tính cách khác. Họ thường hay dè đặt, không dám bộc lộ suy nghĩ cá nhân mặc dù họ luôn tự tin.
Ngắn gọn, súc tích
Các ENFJ sở hữu khả năng truyền đạt thông tin ngắn gọn, súc tích và logic. Khi giao tiếp, nhóm ENFJ có xu hướng cởi mở, thân thiện và truyền tải ý tưởng một cách dễ hiểu. Khả năng này giúp họ trở thành người hướng dẫn trong công việc.
Thông minh, chính trực
ENFJ có thể làm việc ở trong các lĩnh vực đa dạng và đạt thành tích tốt bởi vì họ là những người thông minh và chính trực. Điều này giúp ENFJ thăng tiến trong công việc nhanh chóng. ENFJ có thể làm việc ở trong các lĩnh vực đa dạng và đạt thành tích tốt.
Tâm hồn đồng điệu
Nhờ khả năng đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc, ENFJ có thể làm việc cùng với các phòng ban khác trong công ty cũng như gặp gỡ khách hàng. Họ mang nguồn năng lượng tích cực, giúp môi trường làm việc trở nên ấm áp, vui vẻ hơn.
Ngăn nắp, gọn gàng
Một đặc điểm tính cách nổi bật của các ENFJ là luôn ngăn nắp. Trong công việc và đời sống hàng ngày, họ sắp xếp mọi thứ một cách gọn gàng, có trật tự ngăn nắp để dễ tìm kiếm.
Cảm xúc lấn át
Các ENFJ khó giữ bình tĩnh khi gặp thử thách bởi vì bản chất hành động theo cảm xúc. Họ cần người khác hỗ trợ trong việc ra quyết định. Điều này khiến nhóm ENFJ đôi khi phụ thuộc theo người khác trong những sự việc quan trọng.
Những vị khách thân thiện
Theo đánh giá của người xung quanh, các ENFJ có năng lượng thu hút, lôi cuốn người khác. Cộng với sự khéo léo trong đối nhân xử thế, họ trở thành những người bạn, người khách thân thiện.
Những người nổi tiếng mang tính cách ENFJ
Các ENFJ có khả năng giao tiếp khéo léo, sự thông minh và năng lượng tích cực nên họ trở thành người lãnh đạo. Dưới đây là một vài người nổi tiếng mang tính cách ENFJ:
- Chính trị gia: Barack Obama, Tony Blair,…
- Diễn viên: Meryl Streep, Sydney Sweeney, Emma Stone,…
- Idol Kpop: Dino (Seventeen), Jung Yunho (TVXQ), Kim Jaejoong (JYJ),…
Phân loại nhóm tính cách ENFJ
Nhóm ENFJ có 4 nhóm tính cách chính như sau:
- Nhóm Idealist – Chủ nghĩa duy tâm
- Nhóm Artisan – Mang khuynh hướng nghệ thuật
- Nhóm Guardian – Người giám hộ, người bảo vệ
- Nhóm Rational – Có tính khoa học
Điểm mạnh và điểm yếu của nhóm tính cách ENFJ
Điểm mạnh
Biết tiếp thu
ENFJ luôn sẵn sàng lắng nghe sự góp ý của người khác mặc dù họ biết bảo vệ lập trường của mình. Họ đem lại cho người khác cảm giác được lắng nghe, được tôn trọng.
Tạo động lực và truyền cảm hứng
Tạo động lực và truyền cảm hứng là một trong những đặc trưng nổi bật của nhóm tính cách ENFJ. Họ động viên mọi người phát triển bản thân và lan tỏa năng lượng tích cực ra xung quanh.
Giao tiếp, truyền đạt tốt
Hầu hết các ENFJ đều sở hữu khả năng truyền đạt tốt trong mọi tình huống. Họ giao tiếp và tương tác với người khác một cách tự nhiên, trôi chảy. Nhờ đó, họ có thể xây dựng được những mối quan hệ lành mạnh.
Vị tha
ENFJ sẵn lòng dành thời gian và nỗ lực để giúp đỡ người khác, ngay cả khi điều đó có thể khiến họ hy sinh lợi ích cá nhân. Tính cách vị tha của ENFJ giúp họ dễ dàng xây dựng lòng tin và sự yêu mến từ những người xung quanh.
Có sức hút, có tính thuyết phục cao
Giọng nói truyền cảm và ngôn ngữ cơ thể sinh động giúp các ENFJ thu hút sự chú ý của người nghe khi kể chuyện. Đặc biệt khi giao tiếp, các ENFJ chân thành và trung thực, điều này giúp họ dễ dàng xây dựng lòng tin với người khác.
Điểm yếu
Thiếu thực tế
Vì các ENFJ thường đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân nên đôi khi họ tự ép bản thân bù đắp sai lầm của người khác. Vì vậy, họ ôm đồm mọi thứ và đặt kỳ vọng cao mà quên mất khả năng thực tế của mình.
Nguyên tắc
Trong công việc và cả cuộc sống, các ENFJ thích tuân theo những nguyên tắc, những điều đã có sẵn. Tuy nhiên, điều này dẫn đến sự thiếu linh hoạt khi làm việc cùng người khác.
Thái độ trịch thượng
Vì các ENFJ quan tâm người khác, họ có thể tỏ ra kiểm soát và muốn mọi người làm theo ý mình. Họ dễ bị hiểu lầm là đang tỏ ra thái độ trịch thượng, khinh thường.
Nóng tính, nóng vội
ENFJ thường hành động cảm tính khi gặp các tình huống khó khăn. Họ dễ mất bình tĩnh và trở nên nóng tính, vội vàng hơn. Điều này tạo ra sự áp lực cho chính họ và người khác.
Cả nể
ENFJ khó từ chối yêu cầu của người khác, vì họ luôn muốn làm hài lòng các mối quan hệ. Vì vậy họ dễ bị lợi dụng và cảm thấy quá tải vì gánh vác quá nhiều trách nhiệm.
Thiếu quyết đoán và thiếu logic
Đa số các ENFJ có xu hướng ưu tiên cảm xúc nên đôi khi họ ra quyết định thiếu thực tế, thiếu logic. Đặc biệt khi những quyết định này gây bất lợi tới ai đó, các ENFJ có khả năng chần chừ vì sợ người đó buồn.
Mối quan hệ của tính cách ENFJ
ENFJ là những người có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người khác. Hãy cùng tìm hiểu về mối quan hệ của ENFJ với người xung quanh nhé!
ENFJ trong tình yêu
Mặc dù nổi tiếng với sự thân thiện, các ENFJ lại không phải kiểu người yêu từ cái nhìn đầu tiên. Họ có tiêu chuẩn rất cao và khi say nắng ai đó, họ sẵn sàng chủ động một cách cuồng nhiệt.
Một vấn đề khác có thể xảy ra trong mối quan hệ của các ENFJ là họ có thể tạo động lực cho nửa kia một cách hơi thái quá, gần như là thúc ép. Kết quả là người yêu của các ENFJ có thể cảm thấy tức giận, bị đánh giá thấp, hoặc thậm chí tự ti vì cho rằng mình kém cỏi.
ENFJ trong tình bạn
Trong tình bạn, ENFJ là người ấm áp và biết quan tâm. Họ luôn muốn giúp đỡ bạn bè của mình trở nên tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc vì điều đó.
Khi các ENFJ đưa ra sự giúp đỡ, có những người sẽ đón nhận với lòng biết ơn trong khi một số khác lại không. Điều này khiến các ENFJ cảm thấy thất vọng khi nhận ra rằng những kỳ vọng và mong đợi của mình dành cho người khác không được đáp ứng.
ENFJ khi làm cha mẹ
Các ENFJ mong muốn xây dựng cho con cái một mái ấm, họ che chở và bảo vệ các con. Họ cố gắng dùng kiến thức và kỹ năng, luôn học hỏi để trở thành hậu phương vững chắc cho con.
Tuy nhiên, đôi khi những kỳ vọng của các ENFJ có thể gây áp lực cho con cái. Để giải quyết vấn đề này, các bậc cha mẹ ENFJ nên gần gũi và chăm sóc con cái hơn, giúp chúng cảm nhận được tình yêu thương.
Nhóm tính cách ENFJ phù hợp với nghề nghiệp nào?
Từ những điểm mạnh và điểm yếu trên có thể thấy nhóm ENFJ phù hợp để làm người truyền cảm hứng, người lãnh đạo người khác. ENFJ có thể làm việc ở một số nghề nghiệp sau:
- Dịch vụ cộng đồng xã hội như giáo dục sức khỏe và tư vấn hôn nhân gia đình,…
- Nhà xã hội học, chuyên viên tư vấn tâm lý,…
- Chuyên viên tư vấn và chăm sóc khách hàng,…
- Các dịch vụ chăm sóc cá nhân như huấn luyện viên cá nhân và bảo mẫu,…
- Các vị trí quản lý nhân sự,…
Thói quen nơi công sở của tính cách ENFJ
Tính cách ENFJ trong môi trường công sở thường thể hiện sự nhiệt huyết và lòng tận tụy với công việc. Họ có xu hướng tạo ra một không khí làm việc tích cực, khuyến khích sự hợp tác và giao tiếp mở.
ENFJ khi là nhân viên
ENFJ luôn mong muốn chứng minh năng lực và khẳng định giá trị bản thân trước cấp trên. Họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ và thực hiện chúng một cách nhanh chóng, với thái độ nhiệt tình, không so bì hay phàn nàn.
Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi, khi sự nhiệt huyết trong công việc của họ bị một số cấp trên lợi dụng, dẫn đến việc phải gánh vác khối lượng công việc lớn và thường xuyên tăng ca. Dù có muốn hay không, ENFJ vẫn sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà không than phiền nhằm duy trì sự hòa hợp trong môi trường làm việc.
ENFJ khi là đồng nghiệp
Các ENFJ có thể trở thành đồng nghiệp xuất sắc khi làm việc nhóm bởi họ luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển và giúp đội nhóm cùng nhau tiến bộ. Họ có khả năng xây dựng một môi trường làm việc công bằng và bình đẳng vì họ có khả năng lắng nghe sâu sắc.
Tuy nhiên, các ENFJ cũng nên thận trọng với quyền hạn mà mình được giao vì không phải đồng nghiệp nào cũng hiểu và đánh giá cao sự nhiệt huyết của họ trong công việc. Ngược lại, họ có thể coi đó là sự “vượt quyền” nếu bạn liên tục yêu cầu họ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.
Các ENFJ khi làm cấp trên
Nhiều ENFJ sinh ra để làm nhà lãnh đạo xuất sắc. Với kiến thức sâu rộng và khả năng truyền cảm hứng, họ không chỉ làm cho bản thân tỏa sáng mà còn giúp tập thể cùng phát triển.
Họ biết cách nhận diện điểm mạnh của từng cấp dưới để giao nhiệm vụ phù hợp, từ đó giúp cấp dưới cảm thấy có giá trị và được trọng dụng, khuyến khích họ nỗ lực hơn nữa trong công việc.
Lời khuyên dành cho các ENFJ
Nhìn nhận mọi việc ở tầng sâu hơn
Các ENFJ nên nhìn nhận mọi việc một cách sâu sắc hơn. Thay vì vội vã ra quyết định, họ nên dành thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng từng chi tiết và xác định tiềm năng của bản thân trước khi bắt tay vào thực hiện một dự án lớn.
Biết giới hạn của mình
Các ENFJ cần học cách tự lượng sức mình trước khi nhận việc. Với tính cách ôm đồm và mong muốn làm hài lòng người khác, các ENFJ thường dễ nhận về mình nhiều nhiệm vụ hơn khả năng thực tế.
Cần biết đối mặt với mâu thuẫn
Các ENFJ có xu hướng né tránh mâu thuẫn bằng mọi giá và thường cố gắng tỏ ra đồng tình với người khác chỉ vì ngại tranh cãi. Tuy nhiên, họ cần hiểu rằng mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Việc đối mặt và giải quyết mâu thuẫn sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn, đồng thời gỡ rối những khúc mắc.
Phát triển khả năng sáng tạo
Để hoàn thiện bản thân hơn, nhóm ENFJ nên chú trọng phát triển khía cạnh sáng tạo của mình. Họ có thể thử viết lách, vẽ tranh hoặc tham gia vào các hoạt động khuyến khích tính sáng tạo.
Các ENFJ nên tham gia các hoạt động giúp tăng khả năng sáng tạo
Những câu hỏi thường gặp về nhóm tính cách ENFJ
Nhóm tính cách ENFJ có hiếm không?
Nhóm tính cách ENFJ được coi là một trong những nhóm hiếm trong các mô hình phân loại tính cách MBTI. Theo số liệu của nhà tâm lý học David Keirsey, tỉ lệ người thuộc nhóm ENFJ chỉ khoảng 2% ở nam giới và khoảng 3% ở nữ giới trong tổng dân số thế giới.
Độ phổ biến của nhóm tính cách ENFJ
Trên thế giới, chỉ có một số ít người nổi tiếng sở hữu nhóm tính cách đặc biệt này, và họ thường hoạt động trong các lĩnh vực như truyền thông và nhân quyền.
Trên đây là những thông tin tổng quan về nhóm tính cách ENFJ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về đặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu của ENFJ. Để biết thêm về những nhóm còn lại trong 16 loại tính cách MBTI, hãy truy cập Online Testing để đọc các bài viết khác nhé!