ISFJ tính cách được biết đến nổi bật với sự tận tụy một cách thầm lặng và khá phổ biến trong MBTI. Họ sở hữu đời sống nội tâm phong phú, trung thành và luôn biết quan tâm người khác. Bài viết này của Online-Testing sẽ cùng bạn khám phá chi tiết từ khái niệm nhóm tính cách ISFJ cho đến những đặc điểm, mối quan hệ và cách họ tương tác với thế giới xung quanh thế nào.
ISFJ là gì?
ISFJ hay còn gọi là người nuôi dưỡng. Đây là nhóm tính cách nổi bật với sự tận tụy, lòng vị tha và trung thành. Những người thuộc nhóm tính cách ISFJ là những người sẵn sàng hy sinh cá nhân mình để đặt lợi ích của người khác lên trên. Họ cũng đề cao sự an toàn, tính ổn định và luôn tuân thủ các nguyên tắc mà bản thân đặt ra.
Vậy ISFJ là viết tắt của những từ nào?
- I – Hướng nội (Introversion): Tập trung vào thế giới nội tâm của riêng minh, thích sự yên tĩnh để suy ngẫm và hướng về cảm xúc cá nhân nhiều hơn là giao tiếp và tương tác xã hội.
- S – Giác quan (Sensing): Chú trọng vào các thông tin mang tính cụ thể và thực tế thông qua những gì cá nhân quan sát, cảm nhận được bằng các giác quan. Họ thích những trải nghiệm mang tính hiện hữu.
- F – Cảm xúc (Feeling): Đưa ra các quyết định dựa trên cảm xúc và giá trị của cá nhân, quan tâm đến việc ảnh hưởng đến mọi người xung quanh như thế nào. Điều này trái ngược với những người tập trung vào lý trí.
- J – Nguyên tắc (Judging): Thích sự có kế hoạch và có tổ chức, thường sống tuân theo các nguyên tắc và chuẩn mực định sẵn để mang đến cảm giác an toàn và ổn định.
Xem thêm: ENFP là gì? Đặc trưng của nhóm tính cách người truyền cảm hứng
Đặc điểm tính cách của ISFJ
Dưới đây là những đặc điểm tính cách của ISFJ:
Giàu lòng nhân ái
Nhóm tính cách ISFJ trong bài test MBTI nổi bật với lòng nhân ái và sự sâu sắc. Họ thường xuyên quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh và dành thời gian hỗ trợ họ hết mình khi cần. Có thể nói rằng ISFJ là một phiên bản giàu tình cảm hơn của ISTJ.
Ở họ nổi trội hơn về sự tận tâm cũng như trách nhiệm cao. Khi được giao nhiệm vụ thì ISFJ không ngại khó khăn mà ra sức cống hiến để hoàn thành nhiệm vụ đó. Tấm lòng nhân ái đã góp phần làm nổi bật tính cách của ISFJ trong mắt người khác.
Tin vào những điều tốt đẹp nhất
ISFJ là nhóm người được sống trong thế giới ấm áp, tràn đầy cảm xúc .Họ thể hiện sự nồng ấm và nhân hậu bằng niềm tin vào những điều tốt đẹp ở mọi người xung quanh. Trong các mối quan hệ, ISFJ biết tôn trọng sự hòa hợp và hợp tác.
Đồng thời nhóm người này cũng nhạy bén trong việc đồng cảm với cảm xúc của người khác. Những người thuộc nhóm tính cách này thường có niềm tin về một phiên bản tốt đẹp và đáng trân trọng hơn trong mỗi người. Sự tích cực này góp phần giúp ISFJ xây dựng được cho mình môi trường sống tích cực cho bản thân và còn lan tỏa đến mọi người xung quanh.
Đề cao sự an toàn và ổn định
Nhóm tính cách người nuôi dưỡng ISFJ luôn đề cao sự an toàn và ổn định. Họ thường ưu tiên tuân thủ các quy định và nguyên tắc đã được xác lập. Điều này mang đến họ cảm giác an tâm. ISFJ cảm thấy hoài nghi với những ý tưởng mới đến, họ chỉ thực sự tin tưởng về tính hiệu quả của chúng khi nhận được sự giải thích rõ ràng và thuyết phục. Đó là lý do ISFJ thích ở môi trường quen thuộc, ổn định và an toàn.
Hết mình vì mục tiêu chung
ISFJ là người coi trọng việc hòa nhập với những người xung quanh để đạt được mục tiêu chung. Họ thường đóng vai trò của người dẫn dắt để giúp các thành viên mới hiểu, tôn trọng các quy tắc cũng như phong tục đã được thiết lập. Với tinh thần trách nhiệm cao, ISFJ luôn hết mình cống hiến để đảm bảo mục tiêu chung được hoàn thành mỹ mãn.
Thực tế
ISFJ thuộc kiểu tính cách hướng đến sự học hỏi bằng trải nghiệm thực tế hơn so với tiếp cận qua lý thuyết. Họ không thích nằm việc trong các lĩnh vực yêu cầu phân tích lý thuyết hay khái niệm phức tạp. Họ đề cao tính ứng dụng và việc áp dụng kinh nghiệm thực tế để giải quyết các vấn đề của mình. Nhờ đó họ cũng có được những quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.
Cầu toàn
ISFJ là người tỉ mỉ và cầu toàn trong công việc. Khi thực hiện nhiệm vụ nào họ thường xem xét các khả năng xảy ra để tìm được phương thức tối ưu nhất. Với nhóm tính cách ISFJ thì điều tốt nhất luôn có thể trở nên tốt hơn nữa. Ở cuộc sống hàng ngày, họ không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân để hướng đến kết quả vượt xa mong đợi của mình.
Sống nội tâm
Nhóm tính cách ISFJ có xu hướng sống nội tâm nên khó có thể dựa vào bề ngoài để đoán được cảm xúc của họ. Họ thường dành thời gian cho việc quan sát, thu thập thông tin về sự vật và mọi người để ghi nhớ bằng trí nhớ sắc bén của mình.
Nhờ đó, ISFJ có thể nhớ từng chi tiết về biểu cảm trên gương mặt một người ngay cả khi nhiều năm trong gặp. Điều này đúng trong trường hợp đối phương để lại ấn tượng sâu sắc với họ.
Tính thẩm mỹ cao
ISFJ là nhóm người sở hữu khả năng cảm nhận tốt về không gian và thẩm mỹ. Điều này khiến cho không gian sống và làm việc của họ luôn được gọn gàng, ngăn nắp. Với khả năng đồng cảm, ISFJ giỏi trong việc cảm nhận những điều người khác cần và đang mong muốn. Từ đó tạo ra những trải nghiệm tích cực, giúp cho một ngày của bạn thêm phần rực rỡ hơn.
Ít bộc lộ cảm xúc
ISFJ có khả năng hiểu rõ tâm trạng của mình và người xung quanh. Tuy vậy, họ không dễ bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài mà giữ chúng trong lòng. ISFJ tạo cho mình vỏ bọc hoàn hảo để che giấu suy nghĩ thật sự của mình.
Dù vậy trong những khoảnh khắc đặc biệt nào đó thì họ cũng có thể chủ động chia sẻ. Họ chỉ làm điều này với mong muốn tạo ra sự thấu hiểu và giúp giảm bớt gánh nặng cho người khác.
Đề cao tinh thần trách nhiệm
Những người thuộc nhóm tính cách ISFJ luôn đặt trách nhiệm và nghĩa vụ lên hàng đầu, đặc biệt khi họ được tín nhiệm. Họ không ngại dành thời gian và công sức vì người khác, ngay cả ưu tiên nhu cầu người khác hơn của bản thân.
Việc đề cao tinh thần trách nhiệm quá mức cũng có thể hiến họ rơi vào tình trạng bị kiệt sức. Vì vậy, ISFJ cần đảm bảo sự cân bằng giữa các công việc và cá nhân.
Nhạy cảm với những lời phê bình
ISFJ là những người nhạy cảm với phản hồi từ người khác. Họ thường cần sự khích lệ và đóng góp tích cực. Những lời phê bình có thể khiến họ bị nản lòng và mất động lực. Trước sự chỉ trích, ISFJ thường vẽ ra các viễn cảnh tiêu cực và có thể khiến bản thân buồn nhiều ngày. Để khắc phục thì họ cần học cách tiếp nhận thông tin trên tinh thần xây dựng hơn để bản thân hạn chế việc bị ảnh hưởng tiêu cực.
Phân loại nhóm tính cách ISFJ
Hệ thống MBTI có nhiều nhóm tính cách khác nhau. Mỗi nhóm sẽ có nhẵn đặc điểm riêng biệt trong các suy nghĩ, hành động trong cuộc sống, trong đó ISFJ thuộc nhóm Guardian. Dưới đây là phân loại nhóm tính cách ISFJ:
- Nhóm Artisan (Nghệ nhân): ISFP, ISTP, ESFP, ESTP
- Nhóm Guardian (Người bảo vệ): ISTJ, ISFJ, ESFJ, ESTJ
- Nhóm Idealist (Người lý tưởng): ENFP, INFJ, INFP, ENFJ
- Nhóm Rational (Người lý trí): INTP, ENTJ, ENTP, INTJ
Điểm mạnh và điểm yếu của nhóm tính cách ISFJ
Điểm mạnh
Sẵn lòng hỗ trợ
Các ISFJ luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Họ chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm bằng tất cả sự nhiệt tình và tấm lòng nhân ái của bản thân. ISFJ cũng thường giúp đỡ người khác mà không cần đòi hỏi hay mong đợi phải được nhận lại điều gì từ phía đối phương.
Đáng tin cậy
ISFJ được đánh giá cao về sự tin cậy. Họ là người có chữ tín trong công việc và cả các mối quan hệ xung quanh. Với tính cách tỉ mỉ, cẩn thận, người ISFJ luôn đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Giỏi quan sát
Có thế mạnh trong việc quan sát, INFJ giỏi ghi nhớ về nhu cầu và cảm xúc của người khác. Họ dễ dàng bày tỏ sự quan tâm và ân cần khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy mình quan trọng hơn. Chính khả năng quan sát chi tiết này giúp họ xây dựng cho mình nhiều mối quan hệ sâu sắc.
Nhiệt huyết
ISFJ luôn cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu. Họ nhiệt huyết trong việc mang đến năng lượng tích cực cho người khác. Đây cũng chính là điều mà ISFJ lan tỏa và truyền cảm hứng đến với nhiều người xung quanh mình.
Chăm chỉ
ISFJ thường tự hào về sự chăm chỉ của bản thân. Họ sẵn lòng đảm nhận công việc có khối lượng lớn mà không nề hà. Nếu công việc này có ý nghĩa và giúp ích cho người xung quanh thì họ lại càng có thêm động lực để thực hiện hơn.
Tinh thần thực chiến cao
Nhóm tính cách ISFJ thường nhanh chóng bắt tay vào thực hiện những hành động mình cần làm. Tinh thần này còn mạnh mẽ hơn khi việc làm đó mang đến niềm vui hạnh phúc cho người xung quanh. Sự kết hợp giữa lòng vị tha và tính thực tiễn là nền tảng xây dựng nét tính cách nổi bật này trong họ.
Điểm yếu
Bảo thủ
ISFJ thường có xu hướng khó thay đổi quan điểm cũng như chấp nhận các tiêu chuẩn mới. Họ coi trọng các quy tắc mà mình đã thiết lập và coi trọng truyền thống. Sự bảo thủ này như một rào cản khiến cho ISFJ cảm thấy không an tâm khi phải rời khỏi vùng an toàn của mình.
Quá khiêm tốn
ISFJ thường lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình nên hạn chế thể hiện bản thân. Khi được khen họ có xu hướng ngại ngùng, không chấp nhận sự nỗ lực của bản thân. Điều này vô tình khiến chính họ tự xem nhẹ nỗ lực của bản thân, mặc dù trước đó họ làm rất tốt điều này.
Dễ để bụng
ISFJ thường dễ tổn thương trước những lời phê bình, ngay cả đó là lời đóng góp mang tính xây dựng. Khi bị chỉ trích như vậy, họ thường giữ lại cảm xúc tiêu cực trong lòng. Sự nhạy cảm này khiến họ “ghim” những cảm xúc tiêu cực và dùng nó để gây ra sự khó khăn trong các mối quan hệ.
Luôn kìm nén cảm xúc
Người có tính cách ISFJ thường có xu hướng kìm nén cảm xúc. Họ ít bộc lộ điều bản thân suy nghĩ và muốn. Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm trong các mối quan hệ của họ. Họ thường chọn cách tránh nói ra cảm xúc của bản thân để ngăn chặn mâu thuẫn xảy ra.
Việc kìm nén này có thể khiến những cảm xúc tiêu cực dần tích tụ. Khi quá tải, những cảm xúc này có thể bùng nổ và mang đến cho họ nhiều rắc rối không đáng có.
Ôm đồm
Sự nghiêm túc của ISFJ dẫn đến việc họ ôm đồm quá nhiều công việc. Họ không giỏi trong việc từ chối khi bị nhờ vả. Điều này vô tình khiến họ nhận thêm nhiều trọng trách cho bản thân mà chưa chắc rằng mình sẽ làm tốt.
Và khi nghĩ rằng bản thân mình có thể xử lý mọi công việc thì ISFJ thường cố gắng tự mình giải quyết vấn đề; ngay cả khi điều đó không khả thi. Điểm yếu này khiến họ mất thời gian và không sức.
Quá vị tha
Sự hào phóng và nhiệt tình của ISFJ có thể khiến họ trở thành mục tiêu với những người có ý đồ xấu. Khi gặp bất công, ngại va chạm, những người có tính cách ISFJ có xu hướng chịu đựng im lặng mà không phản kháng.
Bên cạnh đó, việc dành quá nhiều thời gian cho người khác cũng khiến họ đánh mất nhiều thời gian của mình. Lâu dài nó dẫn đến cảm giác tủi thân, thất vọng.
Mối quan hệ của tính cách ISFJ
Tính cách ISFJ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mối quan hệ trong cuộc sống. Họ luôn coi trọng các mối quan hệ xung quanh và nỗ lực duy trì chúng. Trong tình yêu, tình bạn hay ở vai trò làm cha mẹ thì ISFJ thường thể hiện sự vị tha và sẵn sàng hy sinh vì người khác.
ISFJ trong tình yêu
Trong tình yêu, ISFJ thường thể hiện bản thân mình bằng việc chăm sóc và bảo vệ một nửa của mình. Họ thường thể hiện tình cảm thông qua những hành động nhỏ như nấu ăn, lên kế hoạch cho một dịp đặc biệt,… Khi yêu, ISFJ tự nguyện cống hiến hết mình. Ngay cả khi mối quan hệ gặp khó khăn thì họ cũng nỗ lực giữ lấy mà không dễ từ bỏ.
Vì quá hết lòng với người yêu, ISFJ cũng dễ bị phụ thuộc cảm xúc vào đối phương. Khi có vấn đề xảy ra thì họ lại chọn im lặng khiến dễ nảy sinh mâu thuẫn. Để có mối quan hệ bền vững trong tình yêu thì ISFJ cần học cách cân bằng giữa mong muốn của bản thân và nguyện vọng của đối phương.
ISFJ trong tình bạn
Trong tình bạn, ISFJ là kiểu người ấm áp, hào phòng và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Tuy vậy, họ thường gặp khó khăn trong việc kết giao các mối quan hệ mới vì muốn bảo vệ sự riêng tư. Họ xây dựng tình bạn dựa trên sự an toàn, bền vững và khát khao được yêu mến, chấp thuận từ đối phương.
Mặc dù luôn nỗ lực để duy trình tình bạn nhưng ISFJ thường có xu hướng làm hài lòng người khác đến quên cả chính mình. Họ dễ dàng giúp đỡ bạn bè nhưng lại gặp khó khăn khi mở lời nhờ đối phương giúp đỡ. Để có tình bạn bền chặt và lâu dài thì ISFJ cần giảm bớt sự kỳ vọng từ bản thân mình và biết cách cân bằng mong muốn của cả hai bên.
ISFJ khi làm cha mẹ
ISFJ khi làm cha mẹ thì họ là những người quan tâm sâu sắc đến con cái và có tính kiên định. Họ coi việc nuôi dạy con cái vừa là trách nhiệm, vừa là cách họ thể hiện sự yêu thương và lòng vị tha. Những người thuộc nhóm tính cách ISFJ có xu hướng chú trọng môi trường sống cho con. Họ thường chọn truyền đạt các giá trị đúng sai theo hướng nhẹ nhàng nhưng không kém sự quyết đoán.
Dù con cái muốn độc lập và có phần không tuân theo định hướng nhưng ISFJ vẫn luôn yêu thương, sẵn sàng đồng hành cùng con. Theo hướng tiêu cực thì trong một số khoảnh khắc họ vẫn có xu hướng thể hiện sự kiểm soát. Trong mối quan hệ với con cái, ISFJ khi làm cha mẹ là một thử thách lớn. Dù đôi lúc có hơi khác tư tưởng với con nhưng tình yêu của họ luôn là trọn vẹn.
Những người ISFJ hợp với nhóm tính cách nào?
ISFJ kín đáo và không giỏi trong việc chủ động. Tuy vậy, họ là người giỏi lắng nghe và có khả năng kết nối các mối quan hệ. Họ có sự ấm áp và tin cậy đủ để xây dựng sự gắn kết với các nhóm tính cách khác nhau. Dưới đây là những nhóm tính cách mà ISFJ có sự kết nối tốt nhất:
- Với nhóm ISTJ, ESFJ, INFJ: Nhóm này có nhiều điểm tương đồng với ISFJ. Họ nổi bật với sự thận trọng và hướng đến sự ổn định. Họ không quá khó hiểu và dễ chia sẻ sở thích, các vấn đề trong cuộc sống và xây dựng được mối quan hệ gắn kết nhau.
- Với nhóm ISTJ, ESTJ, ESFP: Đối với nhóm này, ISFJ vẫn có một số sự khác biệt trong việc nhìn nhận và suy nghĩ. Tuy nhiên họ dễ bị ISFJ thu hút, họ tìm thấy sự cân bằng ở nhóm ISFJ và mong muốn phát triển tốt hơn mối quan hệ này.
- Với nhóm ISTP, ESTP, ENFP, INFP: Thời gian đầu nhóm này và ISFJ khó kết nối được với nhau. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc thời gian dài thì họ vẫn tìm được điểm chung. Họ biết cách bổ sung nhau và phát triển mối quan hệ bền vững.
- Với nhóm INTP, INTJ, ENTP, ENTJ: Nhóm này có đặc điểm tính cách đối lập với ISFJ. Khi gần nhau cả hai đều dễ dàng tạo ra xung đột. Tuy nhiên, nếu vượt qua được những khác biệt này thì đây sẽ là cơ hội để cả hai bên cùng nhau học hỏi, cùng nhau phát triển.
Người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ISFJ
Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ISFJ vừa là những người có sự nghiệp nổi bật, vừa có tấm lòng nhân ái và trách nhiệm cao. Họ có sức ảnh hưởng tích cực và mang đến xã hội nhiều giá trị. Dưới đây là một số người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ISFJ:
- Jimmy Carter
- Mother Teresa
- Beyoncé Knowles
- Kate Middleton
- Vin Diesel
- Selena Gomez
- Anne Hathaway
- Anthony Hopkins
- Dr. Dre
- Daesung
Thói quen nơi công sở của tính cách ISFJ
Với tinh thần trách nhiệm cao, ISFJ chu toàn trong việc làm tốt công việc và chăm sóc mọi người xung quanh. Họ là những người đáng tin cậy, luôn biết cách lắng nghe. Sự có mặt của họ mang đến môi trường làm việc tích cực. Cùng khám phá những thói quen công sở của người mang tính cách ISFJ nhé!
ISFJ khi là nhân viên
Ở vai trò nhân viên, ISFJ là những người mạnh mẽ và có sự khiêm tốn. Họ giỏi nhẫn nại và có hiệu suất làm việc cao. Họ cảm thấy vui khi có thể giúp đỡ người khác. Đổi lấy một lời cảm ơn chân thành từ đối phương cũng khiến ISFJ mãn nguyện. Với tinh thần cống hiến, ISFJ có thể làm việc chăm chỉ mà không cần sự công nhận hay khen thưởng. Họ không xông xáo trong các sự kiện tuyên dương mà chỉ quan tâm đến kết quả tốt.
Tuy nhiên, sự khiêm tốn này đôi khi lại cản trở sự phát triển của họ. Những lần né tránh sự ghi nhận về thành tích dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội thăng tiến. Sự trung thành và độc lập của họ cũng khiến họ bị đánh giá thấp. Mặc dù kết quả công việc tốt nhưng những lúc cần họ cũng ngại đưa ra ý kiến hay tranh luận. Mặc dù vậy, theo thời gian thì nhóm ISFJ sẽ học được cách diễn đạt một cách khéo léo và hiệu quả hơn.
ISFJ khi là đồng nghiệp
Khi là đồng nghiệp, ISFJ coi trọng môi trường làm việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Họ cùng hướng đến mục tiêu chung trong công việc thay vì cạnh tranh. Họ thích làm việc với đội ngũ có sự gắn kết, tin tưởng với nhau. Sự chân thành trong việc xây dựng các mối quan hệ với đồng nghiệp cũng góp phần giúp cho công việc của họ thêm suôn sẻ và hiệu quả.
Trong một số trường hợp thì điểm mạnh này cũng là điểm yếu của ISFJ khi họ né những xung đột. Điều này khiến cho họ dễ bị lợi dụng lòng tốt với những việc nhờ vả không tên. Do đó, “người nuôi dưỡng” ISFJ cần phải tự thiết lập hàng rào bảo vệ cho mình tránh bị đồng nghiệp lợi dụng lòng tốt nhé.
Các ISFJ khi làm cấp trên
ISFJ không có xu hướng tìm kiếm sự lãnh đạo nhưng họ giỏi trong việc giao tiếp và chu đáo trong công việc. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp họ quản lý nhân viên hiệu quả. Ở vai trò là cấp trên, họ sẵn sàng giải đáp và giúp đỡ nhân viên của mình. Họ không muốn mình tỏ thái độ bề trên mà chọn cách đồng hành cùng cấp dưới, giải quyết mọi công việc và đặc biệt là giảm thiểu xung đột.
Dù chú trọng đến hiệu suất công việc nhưng những các ISFJ không bao giờ đánh đổi mối quan hệ tốt với nhân viên. Họ dễ gặp phải khó khăn khi bắt buộc sa thải nhân viên. Trong một số trường hợp thì họ còn đầu tư thời gian, công sức để hỗ trợ nhân viên thay vì chọn cách sa thải.
Lời khuyên dành cho các ISFJ
Hướng tới thế giới bên ngoài
Để có cuộc sống tích cực và phát triển bản thân thì các ISFJ nên mở lòng nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Họ cần thoát ra khỏi vùng an toàn thay vì chọn giam mình trong vỏ ốc. Mặc dù việc tiếp nhận cái mới có khó khăn nhưng sự thay đổi này sẽ giúp họ tối ưu hóa khả năng và phát triển tiềm năng bên trong của chính mình.
Phát huy thế mạnh bình ổn và ôn hòa
Thay vì đưa ra những phán xét dựa trên quan điểm cá nhân thì các ISFJ nên tận dụng thế mạnh cảm xúc của bản thân để đạt được sự thấu hiểu và đặt mình vào vị trí người khác. Nhờ vậy họ có cái nhìn tổng quan về mọi việc diễn ra quanh mình. Việc duy trì mối quan hệ ôn hòa cũng mang đến niềm vui cho ISFJ và giúp họ đạt được những mục tiêu mới trong cuộc sống.
Biết cách chăm sóc cho chính mình hơn
Các ISFJ nên biết san sẻ công việc và cho người khác được giúp mình. Điều này cũng giúp bạn kết nối được nhiều hơn với mọi người xung quanh. Bạn cũng nên hạn chế việc dành thời gian cho người khác mà quên rằng bản thân mình cũng cần được chăm sóc. Do vậy bạn có thể nuông chiều bản thân với những việc nhỏ như ăn một bữa ngon, đi du lịch chẳng hạn.
Đừng dồn nén cảm xúc
Các ISFJ nên chủ động bộc lộ mong muốn và cảm xúc của bản thân để cải thiện các mối quan hệ. Lựa chọn chia sẻ giúp người khác hiểu các ISFJ hơn. Từ đó, họ cũng giảm thiểu được các hiểu lầm không đáng có và tăng cơ hội kết bạn, xây dựng mối quan hệ mới.
Phân biệt ISFJ-T vs ISFJ-A
Dưới đây là những ưu điểm và hạn chế của ISFJ-T vs ISFJ-A:
Nhóm tính cách | ISFJ-A (Assertive – Quyết đoán) | ISFJ-T (Turbulent – Bất ổn) |
Ưu điểm |
|
|
Hạn chế |
|
|
Những câu hỏi thường gặp về nhóm tính cách ISFJ
Nhóm tính cách ISFJ có hiếm không?
Nhóm tính cách ISFJ không phải là hiếm trên thế giới và thực tế chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các nhóm tính cách khác. Mặc dù vậy, trong cuộc sống hàng ngày họ không thường xuyên gặp nhau nên đôi khi cảm giác họ như là một nhóm hiếm.
Độ phổ biến của nhóm tính cách ISFJ
Nhóm tính cách ISFJ là một trong những nhóm phổ biến nhất, chiếm khoảng 13% dân số toàn cầu. Trong đó, tỷ lệ nam giới thuộc nhóm này khoảng 8%, trong khi nữ giới chiếm khoảng 19%. Đặc điểm của ISFJ dễ dàng nhận biết trong các mối quan hệ tập thể nhờ vào cách tiếp cận và tương tác của họ.
Bài viết trên đã cung cấp cái nhìn tổng quan về nhóm tính cách ISFJ – “những người nuôi dưỡng” nhạy cảm, tận tâm, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Bài viết cũng phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cách họ tương tác trong tình yêu, tình bạn hay ở vai trò làm cha mẹ. Hy vọng rằng thông qua những lời khuyên hữu ích, ISFJ có thể phát triển bản thân và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.