Bài test EQ (Emotional Quotient) là bài kiểm tra chỉ số trí tuệ cảm xúc. Khác với IQ (chỉ số thông minh) tập trung vào khả năng tư duy logic, EQ phản ánh khả năng nhận biết, kiểm soát cảm xúc và cách ứng xử trong các tình huống xã hội, xử lý xung đột. Việc cải thiện chỉ số EQ từ kết quả bài test sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối và mở rộng mối quan hệ, khéo léo hơn trong ứng xử. Đặc biệt gia tăng tỷ lệ thành công trong các buổi đàm phán.
5 loại trí tuệ cảm xúc
Dựa trên nghiên cứu của nhà tâm lý học nổi tiếng Daniel Goleman, chỉ số EQ bao gồm 5 loại trí tuệ cảm xúc chính như sau:
Tự nhận biết bản thân – Self-awareness
Self-awareness – Tự nhận thức liên quan đến khả năng nhận diện và hiểu rõ các cảm xúc khi chúng xảy ra. Khi nhận biết cảm xúc của chính mình, ta sẽ có thể phản ứng và điều chỉnh bản thân một cách phù hợp, thay vì để cảm xúc chi phối hành động. Từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong mọi tình huống. Hai yếu tố của tự nhận thức đó là: :
- Nhận thức cảm xúc: Khả năng nhận diện cảm xúc và ảnh hưởng của chúng
- Sự tự tin: Cảm giác chắc chắn và tin tưởng vào giá trị bản thân và khả năng của mình.
Tự động điều chỉnh – Self-regulation
Yếu tố thứ 2 của EQ chính là tự điều chỉnh. Đây là khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc, đặc biệt trong các tình huống căng thẳng và khó khăn. Người có khả năng tự động điều chỉnh tốt sẽ có khả năng thích ứng, quản lý xung đột tốt. Đặc biệt họ rất tận tâm, nghĩ cho người khác và luôn chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Tự điều chỉnh bao gồm 5 yếu tố sau:
- Tự kiểm soát: khả năng quản lý xung đột, kiểm soát cảm xúc tiêu cực
- Đáng tin cậy: duy trì sự trung thực, đáng tin cậy, nhất quán
- Sự tuân thủ: chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu suất của bản thân
- Khả năng thích ứng: khả năng linh hoạt, dễ dàng thích nghi với thay đổi và môi trường mới
- Sự đổi mới: chủ động sáng tạo nhiều ý tưởng mới
Xem thêm: Bài trắc nghiệm test sống lý trí hay tình cảm miễn phí, chính xác
Kỹ năng xã hội – Social skills
Kỹ năng xã hội là khả năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Trong trí tuệ cảm xúc, kỹ năng xã hội giúp cá nhân tương tác hiệu quả với người khác, thấu hiểu hơn về bản thân và những người khác.
Khi một nhà quản lý có kỹ năng xã hội tốt, họ sẽ dễ dàng kết nối với nhân viên, từ đó biết cách tạo động lực, thúc đẩy tinh thần làm việc. Khi nhân viên có kỹ năng xã hội tốt, họ dễ dàng phát triển mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, tạo ra sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
Kỹ năng xã hội bao gồm 7 yếu tố chi tiết sau:
- Khả năng ảnh hưởng: Khả năng thuyết phục hiệu quả và tác động đến người khác
- Kỹ năng giao tiếp: Khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, chính xác và lắng nghe
- Khả năng lãnh đạo: Khả năng định hướng, truyền cảm hứng và thúc đẩy người khác
- Quản trị xung đột: Khả năng giải quyết mâu thuẫn và bất đồng một cách hiệu quả
- Xây dựng sự kết nối: Khả năng hiểu và chia sẻ, phát triển các mối quan hệ tích cực
- Hợp tác và cộng tác: Khả năng kết hợp, cộng tác với người khác hướng tới mục tiêu chung
- Kỹ năng làm việc nhóm: Khả năng phối hợp với người khác một cách hiệu quả, chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung.
Sự đồng cảm – Empathy
Sự đồng cảm là khả năng thấu hiểu và chia sẻ với cảm xúc với người khác. Nói cách khác, đồng cảm không đơn thuần là nhận ra ai đó đang buồn hay vui, mà còn là cách ta lắng nghe, đưa ra lời khuyên, chia sẻ cùng họ, giúp họ tìm lại niềm tin và vực lại tinh thần đang tuyệt vọng
- Thấu hiểu người khác: nhận ra cảm xúc thật sự đằng sau nhu cầu và mong muốn của người khác.
- Định hướng dịch vụ: khả năng dự đoán, công nhận và đáp ứng kỳ vọng, mong muốn nhu cầu của khách hàng
- Phát triển người khác: nhận ra khả năng và tiềm năng của người khác, biết cách động viên và giúp họ tiến bộ.
- Tận dụng sự đa dạng: coi sự đa dạng của mỗi người là cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.
- Nhận thức chính trị: khả năng nhìn thấu cảm xúc chung và mối quan hệ quyền lực trong một nhóm. .
Động lực – Motivation
Để đạt được thành tích và tiến bộ, việc thiết lập các mục tiêu rõ ràng và duy trì một thái độ tích cực là điều rất quan trọng. Bởi điều này có tác động lớn đến việc tạo động lực để thúc đẩy bản thân. Mặc dù mỗi người sẽ có xu hướng nghiêng về sự tích cực hoặc tiêu cực. Nhưng bằng cách luyện tập và nỗ lực điều chỉnh, chúng ta có thể học cách chuyển hướng suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực. Từ đó giúp bạn có thêm động lực, giúp vượt qua các khó khăn và đạt được mục tiêu.
Động lực được tạo thành từ 4 yếu tố sau:
- Thúc đẩy thành tích: không ngừng cố gắng để cải thiện hoặc để đạt đến các cột mốc xuất sắc hơn.
- Cam kết: hòa hợp giữa mục tiêu cá nhân và các mục tiêu của tổ chức hoặc đội nhóm.
- Sáng kiến: chủ động trong việc nắm bắt cơ hội sẵn sàng hành động
- Lạc quan: duy trì hy vọng và kiên trì theo đuổi mục tiêu bất chấp các trở ngại và thất bại.
2 dạng test EQ thông dụng
Hiện nay có rất nhiều mô hình và định nghĩa về EQ đã được đưa ra. Trong số đó, mô hình cảm xúc Năng Lực (ability EI model) và mô hình cảm xúc Đặc Điểm (trait EI model) là hai phương pháp được công nhận và sử dụng phổ biến trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học.
- Mô hình cảm xúc Năng Lực: Đo lường chỉ số EQ bằng các câu hỏi liên quan đến hành vi của con người trước các tình huống cụ thể.
- Mô hình cảm xúc Đặc Điểm (Trait EI Model): đánh giá EQ thông qua các câu hỏi tự phản hồi, tức là người tham gia tự đánh giá và trả lời các câu hỏi dựa trên nhận thức cá nhân về cảm xúc và tính cách.
Lưu ý khi làm bài test EQ
Trong khi chỉ số IQ có thể được đánh giá chính xác qua các bài kiểm tra, thì hiện tại chưa có bài test nào có thể đưa ra kết quả chính xác tuyệt đối cho chỉ số EQ. Những bài test EQ chúng tôi cung cấp sẽ đưa ra một kết quả gần đúng nhất về mức độ trí tuệ cảm xúc của bạn. Bài kiểm tra được sáng tạo bởi Daniel Goleman, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Emotional Intelligence” xuất bản năm 1995, đã góp phần lớn trong việc phổ biến khái niệm trí tuệ cảm xúc.
Để đạt kết quả tối ưu khi làm bài kiểm tra EQ, bạn nên thực hiện trong một môi trường yên tĩnh, đảm bảo rằng tâm lý thoải mái và sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Điều này giúp bạn tập trung và có thể đưa ra các câu trả lời phản ánh đúng mức độ trí tuệ cảm xúc của mình.
Cách thực hiện bài test EQ
Dưới đây là một số lưu ý để trong làm bài test EQ để có kết quả chính xác nhất:
- Bài test EQ không có câu trả lời đúng sai: Đây là một bài kiểm tra trắc nghiệm nhằm đánh giá các khía cạnh trong tính cách và trí tuệ cảm xúc, vì vậy không có câu trả lời đúng hoặc sai tuyệt đối. Kết quả của bài test phụ thuộc vào việc bạn trả lời trung thực và chính xác nhất về bản thân mình.
- Lựa chọn câu trả lời phản ánh đúng bạn nhất: Đối với mỗi câu hỏi, hãy chọn phương án phản ánh đúng bản thân, hành vi hoặc suy nghĩ của mình. Không nên chọn các phương án theo mong muốn hay vì lý tưởng nào khác.
- Tránh phân tích quá mức các lựa chọn: Để kết quả phản ánh đúng trí tuệ cảm xúc của bạn, không nên phân tích kỹ lưỡng từng lựa chọn. Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tính tự nhiên của các phản hồi, dẫn đến kết quả kém chính xác.
- Hoàn tất toàn bộ câu hỏi trước khi xem kết quả: Đừng xem trước bảng điểm hoặc phân tích bất kỳ phần nào của bài kiểm tra trước khi hoàn thành tất cả câu hỏi. Việc xem điểm trước có thể ảnh hưởng đến cách bạn trả lời các câu hỏi còn lại.
- Giới hạn thời gian: Bài test EQ gồm 70 câu hỏi và thời gian hoàn thành lý tưởng là trong 20 phút. Cần lưu ý thời gian để làm bài hiệu quả, không bỏ sót câu hỏi.
Trên đây là các thông tin tổng quát về EQ và bài test EQ. Hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về loại chỉ số này cũng như lưu ý khi làm bài test để đạt kết quả chính xác nhất. Hãy nhớ rằng mục đích làm bài test EQ không phải để lấy điểm cao, mà để giúp bạn hiểu hơn về bản thân mình, về khả năng nhận biết và điều tiết cảm xúc trong các trường hợp cụ thể. Do đó hãy giữ tâm trạng thoải mái khi làm bài. Còn bây giờ hãy thực hiện bài test EQ tại Online-Testing để hiểu hơn về bản thân mình ngay nhé!